Khi khởi nghiệp, bạn luôn bận bịu với hàng núi công việc như tìm mặt bằng, sản xuất sản phẩm, tìm nguồn nhân lực hay cách tiếp thị sản phẩm. Tuy nhiên, có lẽ một quyết định quan trọng nhất mà bạn cần dành thời gian là phải đặt ra một tên thương hiệu phù hợp, dễ nhớ và gây thiện cảm với khách hàng tiềm năng.
Không như việc tìm mặt bằng hay đưa ra chiến lược tiếp thị, việc đặt tên thương hiệu còn quan trọng hơn nhiều vì tên thương hiệu sẽ tồn tại trong suốt vòng đời doanh nghiệp, mọi nỗ lực tiếp thị hay xây dựng thương hiệu chỉ với mục đích tìm một vị trí cho thương hiệu trong tâm trí mọi người.
Đặt tên và thiết kế thương hiệu thực sự là quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu. Không chỉ đơn thuần là thiết kế logo, TAY DO design thiết kế cả một chiến lược giúp hình ảnh thương hiệu của bạn phát triển trong dài hạn. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các Họa sỹ sáng tạo và các Chuyên gia thương hiệu đảm bảo sự thành công cho thương hiệu của bạn.
Thông thường có 3 cách đặt tên thương hiệu. Đặt tên theo cách "mô tả" (descriptive naming) qua việc mô tả sản phẩm hay dịch vụ mà công ty cung cấp (ví dụ như Anycall…). Đặt tên "liên tưởng" (associative naming) nhằm để nói đến một khía cạnh hoặc lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ (ví dụ như VISA…). Hoặc đặt tên theo một cách "tự do"
(freestanding naming) không có một liên hệ gì đến với sản phẩm hoặc dịch vụ (ví dụ máy tính Apple…)
Đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất trong đảm bảo sự tồn tại và phát triển thương hiệu. Hiện nay, có rất nhiều công ty Việt Nam rất bối rối trong việc lựa chọn tên một thương hiệu, liệu có nên đặt tên thuần Việt hay không?
1. Dễ dùng: tên thương hiệu có dễ hiểu không? Đánh vần, viết, đọc hoặc ám chỉ đến đều gì đó? Tên thương hiệu phải dùng từ ngôn ngữ học rõ ràng dễ hiểu để lưu hành trên thị trường. Ví dụ: Sony, Microsoft, Telus
2. Độc nhất và mạnh mẽ: có phải tên được lấy từ cấu trúc alpha, để tạo nên nhãn hiệu hiện diện trên thế giới. Mạnh mẽ nhưng cũng rất thân thiện, cái tên này hoạt động như một phép thuật, trong khi cạnh tranh tĩnh. Ví dụ: Intel Panasonic, 3M
3. Thật thích đáng: tên thương hiệu đã chứa đựng tính chất và loại hình kinh doanh trong đó chưa, và có khả năng truyền đạt mục tiêu tiếp thị không? Nó có đáng tin cậy và tôn trọng, và phù hợp giống như đeo một đôi găng tay vừa vặn. Ví dụ: PlayStation, DirtDevil, HeliJet, Technovision, khi nhìn thấy Sony là nghĩ tới âm thanh và Telus đại diện cho viễn thông.
4. Đồng nhất dot-com: tên thương hiệu đã có dot-com đồng nhất đi kèm hay không? Có thêm kí tự, từ hoặc chữ cái đầu được thêm vào làm rối không? Dot-com chỉ là tiêu chuẩn vàng. Có ít hơn 5% có đồng nhất dot-com, còn lại đều có thể những chữ đằng sau hoặc thêm và tên miền rất dễ quên.
5. Quyền sở hữu: tên thương hiệu đã được chọn làm nhãn hiệu lưu hành hợp pháp trên thị trường thế giới và có bản quyền sở hữu chưa? Đôi khi chỉ đăng kí ở một nuớc thôi chưa đủ. Ít hơn 5% tập đoàn có quyền bảo vệ toàn cầu, số còn lại ngại đăng kí ở nhiều nước trên thế giới chỉ vì cái tên