Cách chọn dịch vụ Hosting

Trong thời đại số hiện nay, trang web là bộ mặt đầu tiên của một tổ chức đặc biệt là các tổ chức kinh doanh. Bởi trang web như một sợi dây liên kết giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp đến gần nhau hơn. Thông qua trang web, người dùng có thể tìm hiểu về các sản phẩm cũng như chính sách hậu mãi. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng có cơ hội quảng bá thành quả của mình, bên cạnh thu thập được thói quen lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Tuy giao diện và bố cục trang web luôn là yếu tố hàng đầu nhưng việc lựa chọn một chỗ để đặt trang web cũng không phải là việc đơn giản. Hiện tại Việt Nam có khá nhiều các công ty chuyên cho thuê Hosting nhưng với tư cách là thượng đế thì khi lựa chọn bạn nên chú ý các thông số sau đây

1. Độ tin cậy và tốc độ truy cập

Việc đặt trang web không chỉ phải bảo đảm hai yếu tố là độ tin cậy và tốc độ, mà còn phải chú ý đến thời gian "uptime" hay nói nôm na là tổng thời gian mà trang web của bạn có thể hoạt động trơn tru – tức không bị mất kết nối giữa chừng. Thời gian uptime ít nhất phải đạt 99%. Thật ra con số 99% là vẫn còn thấp – nó thật sự nên từ 99,5% trở lên. Những nhà cung cấp hosting nên hoàn lại một phần tiền hoặc có chế độ giảm giá nếu thời gian uptime dưới 99%. Hãy yêu cầu sự bảo đảm về thời gian uptime từ nhà cung cấp dịch vụ Hosting của bạn

2. Việc truyền dữ liệu (Lưu lượng/Băng thông)

Thông số này thường được gọi là "Lưu lượng" hay "Băng thông" – biểu hiện tổng số byte dữ liệu được truyền từ trang web của bạn đến những người viếng thăm

Đừng tin tưởng vào bất kỳ dịch vụ Hosting nào được quảng cáo là "Không giới hạn lưu lượng" vì trên thực tế nhà cung cấp phải trả phí cho băng thông và nếu bạn xài quá nhiều thì hẳn nhiên họ sẽ không âm thầm chịu chi phí của bạn. Hãy luôn quan tâm đến giới hạn lưu lượng cho phép của gói hosting mà bạn định lựa chọn. Với các quảng cáo "không giới hạn" bạn thậm chí nên yêu cầu nhà cung cấp chuyển từ "không giới hạn" sang "có giới hạn" nếu không muốn nhận được những hóa đơn "trên trời"

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bị quá thu hút bởi con số lưu lượng cho phép khổng lồ vì trên thực tế bạn sẽ không bao giờ đạt được đến con số đó vì bị quản lý bởi cái gọi là "giới hạn sử dụng tài nguyên hệ thống". Điều này liên quan đến các giới hạn về CPU, RAM và số lượng kết nối đến cơ sở dữ liệu

Một gợi ý dành cho bạn là đối với trang web không lưu trữ các tập tin cho phép người dùng tải về thì sử dụng ít hơn 3 GB lưu lượng mỗi tháng. Lưu ý rằng một lúc nào đó trang web của bạn sẽ trở nên nổi tiếng và có nhiều người truy cập thì việc xem xét các điều khoản trong việc nâng cấp băng thông cũng cần được đề ra với nhà cung cấp Hosting

3. Dung lượng lưu trữ

Dung lượng lưu trữ thường tùy thuộc vào trang web mà bạn định xây dựng có bao nhiêu trang, giao diện đồ họa, hình ảnh … ra sao? Về cơ bản dung lượng lưu trữ cũng giống như băng thông, việc "không giới hạn" là điều không bao giờ có. Trên thực tế ví dụ như trang web ít sử dụng đồ họa như thefreecountry.com với 150 trang tin chỉ tiêu tốn 5 MB dung lượng. Do vậy, dung lượng lưu trữ lớn không nên được xem là yếu tố quan trọng nhất để đem ra so sánh giữa các nhà cung cấp Hosting

4. Hỗ trợ kỹ thuật

Hầu hết các nhà cung cấp đều đưa ra quảng cáo "Hỗ trợ kỹ thuật 24/7" để thu hút người dùng. Nhưng thực tế là hiếm có nhà cung cấp nào đáp ứng nổi khối lượng công việc như vậy trong cả năm. Do đó, quảng cáo vẫn chỉ là quảng cáo. Bạn hãy thử viết một bức thư điện tử yêu cầu trợ giúp vào lúc nửa đêm hay vào ngày chủ nhật cho tất cả các nhà cung cấp mà bạn biết và so sánh nhé. Hãy chú ý đến thời gian trả lời và chất lượng của câu trả lời

5. FTP, PHP, Perl CGI-BIN access, SSI, .htaccess, telnet, SSH, crontabs

Bạn nên bảo đảm rằng nhà cung cấp Hosting hỗ trợ tất cả các dịch vụ trên. Lưu ý rằng một số nhà cung cấp không cho phép bạn cài đặt PHP hoặc mã CGI do vậy đôi lúc bạn phải chờ để họ cập nhật thêm tính năng này cho trang web của bạn. ".htaccess" là cần thiết nếu bạn muốn tùy biến nội dung các trang báo lỗi hoặc bảo vệ trang web (khỏi việc ăn cắp băng thông hay chèn link). Telnet hoặc SSH khá hữu ích trong trường hợp kiểm tra các mã CGI, bảo trì cơ sở dữ liệu… "Cronjobs"dành phục vụ cho việc thực thi các hành động theo lịch trình định trước

6. SSL (secure server), MySQL, Shopping Cart

Nếu bạn xây dựng trang web dùng để bán hàng trực tuyến thì bạn nên tìm kiếm những nhà cung cấp hỗ trợ các chức năng trên. Điều này có thể khiến bạn phải chi trả thêm một phần tiền song điều này sẽ mang lại sự an tâm cho khách hàng của bạn khi tiến hành giao dịch bằng thẻ tín dụng

7. Email, Autoresponders, POP3, chuyển tiếp Mail

Nếu bạn có trang web riêng thì lẽ đương nhiên bạn muốn sở hữu cả một địa chỉ email có dạng sale@tênmiềncủabạn.com . Bạn hỏi xem nhà cung cấp Hosting có cung cấp dịch vụ này không? Đồng thời liệu bạn có thể thiết lập một địa chỉ email tự động trả lời cho khách hàng với một nội dung đựơc định trước hay không? Bạn có thể lấy thư bằng phần mềm không? Và thư có tự động được chuyển tiếp đến một địa chỉ cho trước không?

8. Bảng điều khiển

Bảng điều khiển cho phép bạn thực hiện hầu hết các thao tác quản lý host như tạo, xoá, chỉnh sửa các đối tượng như tài khoản email, FTP, cơ sở dữ liệu… Bên cạnh đó là việc thiết lập các chức năng bảo trì host như sao lưu, phục hồi …Hiện có một số bảng điều khiển phổ biến là : Plesk, Cpanel, DirectAdmin….

9. Máy chủ

Liệu loại hệ điều hành và máy chủ có quan trọng? Trên thực tế việc này phụ thuộc phần nhiều vào sở thích cũng như cấu trúc trang web của bạn

Chẳng hạn, nếu bạn sử dụng ngôn ngữ ASP cho trang web của mình thì bạn hầu như không còn sự lựa chọn nào khác ngoài hệ điều hành thuộc họ Windows.

Hiện tại, hệ điều hành thuộc họ UNIX với dịch vụ máy chủ web Apache đang được khá nhiều ngừơi quan tâm khi mà ngôn ngữ lập trình web PHP đang chiếm ưu thế so với ASP. Một lý do mà mọi người thích dùng Apache là bởi vì nó cho phép cấu hình nhiều chức năng cho trang web của bạn (như các trang thông báo lỗi, ngăn chặn việc thu gom địa chỉ email, chặn truy cập theo IP…) mà không cần phải có sự can thiệp từ nhà cung cấp.

10. Kế hoạch thanh toán

Hiện nhiều nhà cung cấp đưa ra kế hoạch thanh toán theo chu kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Nên xem xét thời hạn này càng ngắn càng tốt, nhất là đối với những nhà cung cấp mới. Vì nhờ vậy bạn có thể dễ dàng thay đổi nhà cung cấp khi cảm thấy không hài lòng, thay vì phải cắn răng chịu đựng cho hết khoảng thời gian đã đóng phí trước đó

11. Chọn máy chủ đặt tại Việt Nam hay nước ngoài

Thường các nhà cung cấp đưa ra hai lựa chọn cho khách hàng: một là các máy chủ đặt tại nước sở tại; hai là các máy chủ đặt tại nước ngoài.

Lời khuyên ở đây là tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Ví dụ nếu bạn là một công ty cung cấp thức ăn nhanh cho những khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh thì bạn nên chọn máy chủ đặt tại Việt Nam vì bạn sẽ dễ dàng yêu cầu trợ giúp, bạn nắm rõ luật pháp ở Việt Nam hơn đồng thời khách hàng truy cập vào trang web của bạn với tốc độ nhanh hơn.

Trường hợp, bạn là một công ty xuất khẩu hàng mỹ nghệ với đối tượng khách hàng chính là người nước ngoài thì việc đặt máy chủ ở các nước như Mỹ, Đức, Hồng Kông… là một sự lựa chọn tương đối hợp lý.

Hỗ trợ khách hàng 24/7

0985 685 218
04 6027 9005

Hosting

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Khách hàng

partner partner partner partner partner partner